• Ngô Thế Vinh, Trung Tá Biệt Cách Dù VŨ XUÂN THÔNG Vừa Ra Đi
    Tốt nghiệp khóa 17 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt 1963, Vũ Xuân Thông tình nguyện gia nhập Lực Lượng Đặc Biệt, một binh chủng mới của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Hình trên là  Đại Úy LLĐB Vũ Xuân Thông khi đang là Liên Toán Trưởng Thám Sát của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta, sau này, sát nhập với Tiểu Đoàn 81 để trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, một lực lượng tổng trừ bị thiện chiến trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. [nguồn: LĐ81 BCNDLLĐB]
  • Đinh Từ Thức, 50 năm sau Sổ tay viết lại – Bài số 5
    PHẢN BỘI THÔNG MINH/Nửa thế kỷ trước, nước Mỹ đã không tôn trọng lời cam kết giúp VNCH chiến đấu tới cùng trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Thế Giới. Nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, cũng như dư luận thế giới, đã gọi đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Nhưng có học giả Mỹ đã khẳng định: “sự phản bội của nước Mỹ đối với Nam Việt Nam là một trong những điều thông minh nhất mà nước tôi đã từng làm”.
  • Đinh Từ Thức, 50 năm sau Sổ tay viết lại – Bài số 4
    Mùa Chịu Nạn, Mùa Giải Phóng/ Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ? Sắp đến Lễ Phục Sinh, lại gặp lúc tình hình đất nước quá bi đát, nhất là sau những trận mưa pháo tàn sát dân quân di tản từ Pleiku-Kontum mới sẩy ra trên đường số 7, được mô tả tỉ mỷ qua những bài Nguyễn Tú gửi về, tôi trả lời: Ông theo đạo Phật, nhưng chắc cũng biết Tượng Chịu Nạn của Công Giáo, Chúa bị đóng đinh trên Thập Giá như thế nào. Ông có thể vẽ cảnh này, nhưng trên Thập Giá, thay vì Chúa, là Việt Nam bị đóng đinh.
  • Một Chọn Lựa: Danh Dự và Trách Nhiệm, Y sĩ tiền tuyến VŨ ĐỨC GIANG
              Đây là bài viết chính của BS Phạm Anh Dũng về Vũ Đức Giang, một người bạn thân cùng lớp tại trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn và cùng khóa Quân Y Hiện Dịch 21, cũng là khóa QYHD cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng thêm vào bài là các chi tiết, tạm gọi là bối cảnh sơ lược, đáng nhắc lại, còn ghi nhận được của từng năm học, liên quan đến cả học trình Y Khoa bảy năm 1967-1974. Phạm Anh Dũng
  • Hồi Ký Lê Xuân Nhuận, KÝ-GIẢ NGUYỄN AN DÂN  & KỸ-SƯ NGUYỄN VĂN BẢY
    NGUYỄN An Dân là chủ-nhiệm kiêm chủ-bút đặc-san “Đông Phương”, xuất-bản tại Đà-Nẵng, đã phát-hành đến tập III, mệnh-danh là Tiếng Nói của “Đông-Phương Văn-Đoàn”.  Tổ-chức này cũng do y cầm đầu.Với đặc-san trên, Dân đã công-khai mạt-sát Việt-Nam Cộng-Hòa, đề-cao cộng-sản Việt-Nam, gay-gắt hơn cả các đài phát-thanh Hà-Nội và Mặt Trận Giải-Phóng Miền Nam.Vì không thấy ngành Thông-Tin có biện-pháp gì, tôi bèn tìm cách bịt miệng cán-bộ tuyên-truyền của Việt-Cộng này.
  • Đinh Từ Thức, 50 năm sau Sổ tay viết lại – Bài số 3
    21-3-75: Thiệt hại về người và võ khíTheo ghi nhận của Phạm Huấn vào ngày thứ 5 của cuộc di tản trên Liên Tỉnh Lộ số 7:80% lực lượng chiến xa nặng M-48, M-41 và những khẩu đại bác khổng lồ 175 ly của Quân Đoàn II bị tiêu hủy. Hàng trăm ngàn tấn chiến cụ trở thành tro bụi. Đoàn quân tinh nhuệ mũ nâu Biệt Động Quân, với 7 Liên Đoàn, quân số khoảng 10 ngàn, bị thiệt hại gần một nửa. Đa số, nếu không muốn nói là hầu hết, không được chiến đấu trực diện với quân thù trong trận cuối cùng. Họ chết tức tưởi, oan nghiệt bởi những trận mưa pháo của Bắc quân!
  • Nhật ký những ngày CAO NGUYÊN BỊ THẤT THỦ của ĐỨC GIÁM MỤC KONTUM PAUL SEITZ
    Lời Giới Thiệu: Đây là bản dịch trích từ cuốn “Le temps des chiens muets” (Thời điểm của những con chó câm), tác giả là Đức Giám Mục Paul Seitz, nhà truyền giáo người Pháp cuối cùng của giáo phận Kontum, ghi lại những biến cố xẩy ra vào những ngày cuối cùng của vùng Cao Nguyên Miền Nam Việt Nam, xuất bản tại Pháp vào năm 1977.
  • Trúc Giang MN, John Paul Vann: Một viên tướng dân sự
    Nhân Ngày Lễ Tạ Ơn, bản tính dân tộc Việt là trọng tình, trọng nghĩa, ơn đền nghĩa phải trả.  Cộng Đồng người Việt Tị Nạn Cộng sản xin  ghi ân 58,159  quân nhân Mỹ đã tử trận và 1,719 người đã mất tích  để giúp VNCH bảo vệ tự do dân chủ trước làn sóng xâm lăng của CS Bắc Việt vào miền Nam trong Chiến Tranh VN mà tướng John Paul Vann là một nhân vật điển hình.
  • Trúc Giang MN, CÔN SƠN VÀ NHỮNG MẢNH ĐỜI TÙ TỘI
    Côn Sơn là nhà tù thành lập từ thờ Tây và kéo dài sang đến VNCH giam giữ những tội phạm bị kết án 5 năm trở lên, và tù mang án tử hình. Trong trại tù có những mảnh đời tù tội được lan truyền đến công chức và tù nhân. Câu chuyện đáng chú ý mà báo chí đăng tải là “Chuồng Cọp” ở Côn Đảo. Vấn đề bị phát giác và gây phẩn nộ khắp thế giới, về sự tàn bạo và xâm phạm trầm trọng về nhân quyền.
  • Vĩnh Liêm, Chương trình HO và những người có công đầu
      Theo tôi biết, 3 người có công đầu trong Chương trình HO là Bà Khúc Minh Thơ, Bà Bích Lưu và TNS John Warner (R-VA). TNS Warner giữ chức TNS từ 1979 đến 2009, là chồng thứ 6 của nữ tài tử Elizabeth Taylor. Bà Khúc Minh Thơ khởi xướng Chương trình HO và vận động Quốc Hội. Bà Bích Lưu vận động TNS John Warner. Còn TNS Warner thì làm theo “lệnh bà” (Bích Lưu). 
  • Nguyễn Phước Bảo Tiên, CHUYỆN CHIẾC XE LĂN
    Nhìn qua cửa kính từ bồn rửa tay, bệnh nhân đã được tiền mê. Nhân viên phòng mổ đang chuẩn bị dụng cụ. Tôi dùng vai bên phải đẩy cửa bước vào. Một cô y tá choàng áo cho tôi, rồi đeo găng tay. Luôn luôn là latex số bảy rưỡi. Anh nhân viên gây mê nhìn tôi, nhẹ nhàng nói qua khẩu trang : “Chờ ông”. Dưới ánh đèn sáng rực, tôi nhìn lại một lần cuối đầu gối bên phải của bệnh nhân. Cần phải cắt bỏ một phần ba dưới xương đùi và làm lại mỏm cụt. Sau đó, mới có thể lắp ráp chân giả vào được.
  • Trương Thanh Long, NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1944-1945
    Trong ký ức người Việt Nam, "nạn đói năm Ất Dậu" vẫn là một cơn ác mộng, nỗi nhức nhối khó quên. Thảm họa ấy bắt đầu từ tháng 10/1944 kéo dài đến giữa năm 1945.Công trình nghiên cứu về nạn đói năm 1945 của GS Văn Tạo và GS Furuta Moto (người Nhật) chỉ rõ : Chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng miền Bắc là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm cảnh trên.
  • Ns. Tuấn Khanh,  Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và NHỮNG GÌ CÒN LẠI
    Rằm tháng Giêng Mậu Tuất, tức ngày 2/3/2018 tại Sài Gòn, đám tang của nhạc sĩ, đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông cũng xuất hiện một cảnh tượng xúc động tương tự. Khi lễ di quan diễn ra, nhiều người đàn ông mặc thường phục, không ai bảo ai, đã bất ngờ đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Thấp thoáng trong những hàng khác, cũng có những cá nhân im lặng đưa tay chào, không cần hiệu lệnh. Hầu hết đó là những cựu thiếu sinh quân VNCH cùng trường với ông, và những người khác là cựu quân nhân đã chào tiễn biệt ngài đại tá Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng Hòa về nơi an nghỉ cuối cùng. 
  • Cương Nguyễn, TỔ QUỐC GHI ƠN Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn,
    Một sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết vào giờ thứ 25 của cuộc chiến chống lại làn sóng đỏ cộng sản Bắc Việt để bảo vệ đồng bào và miền Nam được sống tự do. Bài viết này xin để Vinh danh Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, Giang Đoàn Trưởng, Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn.Ông sinh năm 1943, là bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang. Thuộc dòng tộc Lê Nguyên danh giá ở Sơn Tây Bắc Việt.
  • • NGÔ THẾ VINH ĐBSCL 2020 CÁNH ĐỒNG CHẾT VÀ 45 NĂM ẢO VỌNG TRÍ THỨC
    Lời Dẫn Nhập: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ sau khi hoàn tất bộ sách đồ sộ “Cây Cỏ Việt Nam” mà Giáo sư gọi là “công trình của đời tôi" và vào mấy năm cuối đời, như một Di Chúc, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã đề tặng toàn sự nghiệp ấy cho:      “Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước.       Tặng giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên viện trưởng Đại Học Cần Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại trại Cải Tạo Hà-Nam-Ninh.       Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào”.
  • Trúc Giang MN, Con ma nhà họ Hứa và sự nghiệp kinh doanh của chú Hỏa
    Vào những đêm mưa gió sụt sùi hay trời đất âm u, mà ông bà ta ngày xưa gọi là “Trời hư quỷ lộng, đất động chó tru”, thì phía trên lầu tòa nhà hoang vắng vang lên những tiếng rên rỉ đau thương, đồng thời thấp thoáng một bóng người toàn trắng, tóc tai bù xù, lơ lửng trên hành lang. Người ta chuyền miệng nhau, đó là con ma nhà họ Hứa.Có rất nhiều giai thoại về cái oan hồn nầy.Giai thoại là những câu chuyện mà người ta thường nhắc tới, có liên quan đến một nhân vật có thật. Vì chuyền miệng nên khó kiểm chứng thật hư ra sao
  • Đỗ Văn Phúc, Cả Nước Nói Ngọng
    Trước đây, chúng tôi biết rằng chỉ có dân một vài vùng nói ngọng; và khi họ viết ra chữ thì cũng ít sai. Nhưng hiện nay, theo dõi trên các trang truyền thông liên mạng; tình hình đã đến độ tồi tệ. Có thể, sự sai này đã trở thành tiêu chuẩn mất rồi. Không chỉ quần chúng nói ngọng, viết sai; mà cả các cơ quan công quyền, báo chí nhà nước cũng sai nhan nhản mà chúng ta có thể thấy hàng ngày.
  • Trần Văn Tích, Tưởng Niệm Y Sĩ Trung Tá HOÀNG VĂN ĐỨC
    Nay nhìn lại giai đoạn phục vụ tại Trường, tôi nhận thấy Y sĩ Trung tá Hoàng Văn Đức là vị chỉ huy có nhiều sáng kiến, có nhiều đóng góp cho Trường.Y sĩ Trung tá Hoàng Văn Đức đã vận động, tranh đấu cải đổi qui chế Trung tâm Huấn luyện Quân y thành Trường (Đại Học) Quân Y, đặt Trường Quân Y ngang hàng với Trường Võ bị Liên quân Đà lạt. Y sĩ Trung tá Hoàng Văn Đức cũng là người khai sinh ra tờ Tập-san Đại-học Quân-y Việt-Nam, Revue de l’École de Santé Militaire du Vietnam, Review of Military Medical School of Vietnam. Tập san đăng bài bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.
  • BS. Hoàng Văn Đức, Khơi Dòng Sử Mệnh
    Tôi viết Khơi Dòng Sử Mệnh xong từ năm 1995, cuối năm 2008, đọc lại, thấy chưa là cũ, bèn nhờ người đánh máy, in một ít bản, gửi đi đây đó, ai có lòng thương tôi, thương Nước, thương Nòi xin ghé mắt.  Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách, ở tuổi hơn tám mươi rồi, tôi thấm thía một điều:  “Im Lặng Trước Cảnh Nước Nhà Tang Thương, Trước Sự Ly Tán Của Dân Tộc là có Tội!”.  Khơi Dòng Sử Mệnh, đối với tôi, là Một Lời Xưng Tội Thành Khẩn.  Nói thế cũng là Đã Tỉnh Ngộ chưa?  Thổ lộ Tấm Lòng Yêu Nước, tôi biết Không Ai Xấu Hỗ.  Tôi rất tự hào mình đứng trong hàng ngũ Dân Tộc.  Xin cho tôi tựa vai hỡi những Người Bạn Trẻ Dễ Thương!
  • Lê Đinh Thông: Tháng Tư Đỏ Đen
    George Veith : ‘‘Tháng Tư Đen’’mất nước/ Chuỗi ngày buồn lệ ướt tang thương/Ngày xưa l ập quốc sang trang/ Trăm con lạc lõng vô vàn đớn đau./ Có một nửa xuôi tàu biển động/ Tháng Tư Đen vỗ sóng ra khơi/ Xuồng chìm thủy táng chơi vơi/ Bao nhiêu xác chết trôi dòng biển Đông.  Có một nửa leo đồi lội suối/ Núi rừng Việt Bắc muối sương buồn/ Lều tranh áo rách trơ xương/ Không viên thuốc uống thương tro bụi tàn./
Đức Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88
Theo Đức Hồng y Kevin Farrell, chánh VP của tòa thánh thì Giáo hoàng Francis, 88 tuổi, qua đời vào ngày 21 tháng 4 vì đột quỵ não và suy tim mạch. Vào tháng 2 năm nay, sau khi bị viêm phế quản, ngài đã nhập viện tại thành phố Rome với nhiều biến chuyển phức tạp tiếp theo, theo các viên chức Vatican. Trong những năm gần đây, sức khỏe ngài suy giảm đáng kể, ngài đã bị nhiễm trùng đường hô hấp, đã phải phẫu thuật đại tràng và bụng, khả năng vận động ngày càng giảm, nhiều lúc ngài phải sử dụng gậy và ngồi xe lăn.Phớt lờ lệnh của bác sĩ là phải dưỡng bệnh trong hai tháng và tránh đám đông, ngài tiếp tục nhiệm vụ của mình, xuất hiện trước công chúng và tổ chức các buổi tiếp kiến ​​trước và trong lễ Phục sinh. Vào Chủ Nhật 20 tháng 4, một ngày trước khi qua đời, ngài đã gặp riêng Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance và sau đó di hành qua đám đông 35.000 tín đồ tại Quảng trường Thánh Peter trên xe của giáo hoàng.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top