• Hoàng Long Hải, Chuyện Năm Tu-Hú
    Sau hiệp định Paris tháng Giêng năm 1973, tới mùa hè năm đó, tình hình an ninh khá hơn, nên việc làm ruộng phát triển. Vùng kinh Xà-Tón, còn gọi là kinh 1 Tri Tôn, kinh nầy nối từ Châu Đốc xuống kinh Rạch Giá /Hà Tiên rồi đổ ra biển là vùng hoang hóa. Vùng nầy xưa ruộng tới hàng ngàn mẫu, phần nhiều là ruộng của ông chủ Ry và thầy Ban. Hai ông nầy có đào kinh để làm ruộng, một kinh bên trái kinh Xà Tón tên là kinh Chủ Ry, bên phải là kinh Thầy Ban.
  • Xuân Ba Chuyện về NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN BỊ BẮN OAN trong Cải Cách Ruộng Đất
    Người tôi cần tìm là ông Nguyễn Hanh.Ông là thành viên trong cụm danh từ Cát Hanh Long. Cụm từ ấy từng ám vào tâm trí không ít người của một thời một thuở?Ông Nguyễn Hanh là con trai trưởng của bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long, người đàn bà đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất
  • MX Nguyễn Đăng Hòa KỶ NIỆM VỚI ​​​​​​​ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN
    Chiếc máy bay DC.6 đáp nhẹ xuống phi trường Liên Khương của xứ Anh Đào, bao phủ bởi muôn hoa, muôn màu, muôn sắc. Tôi uể oải cởi dây nịt an toàn, lấy vội cái xách tay, nối gót theo hành khách đang di chuyển dần ra phía cửa phi cơ. Cái lạnh của miền Cao nguyên đã bám chặt lấy tôi. Khoác vội chiếc áo Field Jacket màu ngụy trang Binh chủng, tôi nhập theo đoàn người chờ lấy hành lý. Trở lại Đà lạt lần này cái gì cũng thấy ngỡ ngàng sau gần 10 năm xa cách. Nhìn dãy đồi xanh tươi trước mặt, tôi chợt nhớ đến ngọn đồi Phù cũ, Bình định. Nơi tôi đã để lại máu mình cho cây cỏ thêm xanh bởi một trái pháo 130 ly của Việt Cộng. Sau một ngày và hai đêm mê man, khi tĩnh lại tôi có cảm tưởng như đang lênh đênh trên biển cả.
  • Hoàng Long Hải, Về nước, thấy gì, nghĩ gì? Truyện 30/4
    Hôm về Saigon, đi Hóc Môn với người bạn, ngang cổng “Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung” cũ, nơi từng học “Giai Đoạn 1”, danh xưng là “khóa sinh dự bị sĩ quan”, tôi đọc câu thơ “Dấu binh lửa nước non như cũ”, vừa để nhớ thời lính mới tò te, vừa để nhớ thời cầm cục phấn đứng trên bục giảng, giảng “Chinh Phụ Ngâm” cho học trò, người bạn cầm “ghi-đông” ngồi phía trước nói, giọng không vui: “Còn gì đâu bạn, nghĩa trang Biên Hòa, Việt Cộng còn muốn phá cho hết dấu tích nữa mà.”
  • Cuộc Gặp Gỡ Kỳ Diệu
    Bài viết vô cùng cảm động sau đây của quả phụ một sĩ quan QLVNCH, kể về một mối tình có thật thời chiến tranh Việt Nam giữa chị ruột của tác giả với một người lính Mỹ, đã hy sinh trong cuộc chiến. Hơn ba mươi năm sau, tưởng nhớ công ơn người anh rể đã hy sinh cho quê hương, tác giả ghé thăm bức tường đá đen ghi danh 58,000 tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam… Không ngờ, tại đây, bà tình cờ gặp bố mẹ của người anh rể cũng đến viếng thăm con, và qua câu chuyện, tác giả đã giúp ông bà nội người Mỹ tìm thấy người con dâu Việt và đứa cháu nội chưa từng biết mặt…. Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc… đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam….
  • hoànglonghải, Chữ Tâm  của một ông Tướng
    Cậu Tôn ở Huế, là nói về Tướng Nam khi còn trẻ. Ông là cựu học sinh trường Khải Định Huế, khi trường nầy có tên Tây là Lycée Khải Định. Ông đậu bằng Tú Tài 1 vào khoảng năm 1944 hay 45. 
  • BÀ PHAN THỊ MINH YẾN, Bà Là Ai?
    Đó là phu nhân của Tướng Lê Nguyên Vỹ, vị tướng tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Quân Lực VNCH, một trong 5 vị tướng Miền Nam đã tuẫn tiết để nêu cao khí phách anh dũng và bảo vệ danh dự của một quân đội anh hùng trong biến cố 30/4/1975...
  • Trần Ngọc Toàn, “Robert Lửa” Nguyễn Xuân Phúc
    Với mục tiêu tái lập an ninh lãnh thổ, những lực lượng xung kích của Miền Nam Việt Nam đã mở chiến dịch tràn qua địa phận Cao Miên, nằm sát ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào, năm 1970, dưới quyền Tư-lệnh Hành-quân là Trung-tướng Đỗ Cao Trí, đương nhiệm Tư-lệnh Quân-đoàn 3. Tiểu-đoàn 2 Trâu Điên (TQLC) dưới quyền chỉ huy của Thiếu-tá Nguyễn Xuân Phúc, đã tung hoành ngang dọc trên lãnh thổ Miên suốt từ Neak Luong đến Prey Veng. Đơn vị đã tiêu diệt hàng trăm quân Việt-cộng đang trấn giữ vùng đất an toàn của chúng, tịch thu hàng trăm vũ khí nặng nhẹ và góp công phá hủy toàn bộ hậu-cần của địch trên địa giới của nước Cao Miên trung-lập dưới thời của nhà vua Sihanouk. Đây cũng chính là một trạm tiếp-vận của Ha-nội với cảng Sihanouk ở vịnh Thái Lan và đường mòn Hồ Chí Minh nằm phía tây rặng núi Trường Sơn, dọc biên giới Lào-Việt.
  • LUẬT SƯ ĐINH THẠCH BÍCH qua đời
    Nhận được tin buồn Luật sư ĐINH THẠCH BÍCHThành viên trong Lực lượng Liên Minh của Thiếu tướng Trình Minh Thế / Thứ ủy Chiêu hồi, Nội các Chiến tranh, 1965-1967 / Chủ biên Nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại, 1976-1993 / Thành lập và Điều hành VietnamExodus Foundation, 2007-2021/  Đã tạ thế ngày 19 tháng 4 năm 2022 tại thành phố Midway, tiểu bang California, Hoa Kỳ Hưởng thọ 91 tuổi.
  • ​​​​​​​Tiểu Tử, CHUYỆN THUỞ GIAO THỜI
    …Giữa tháng 4, một thằng bạn gọi điện thoại cho tôi, nói : « Mầy đừng đi di tản. Ở lại đi ! Không có sao hết ! Tao bảo đảm ». Thằng nầy làm lớn trong « Tổng Nha », nó nói « chắc như bắp » ! Lại một thằng bạn khác – thằng này người Pháp, làm việc ở sứ quán Pháp – nói trong điện thoại, giọng rất bình thản: « Mầy đừng đi đâu hết ! Mọi việc đều đã thoả thuận trước rồi ! Yên tâm ! ». Riêng tôi, tôi nghĩ: «Mình làm việc cho hãng dầu ngoại quốc trực thuộc hãng quốc tế SIPC (Shell International Petroleum Company – Anh Quốc) chắc không sao !». Vậy là tôi quyết định ở lại…
  • Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Những dòng cuối cho Người muôn năm cũ
    ​​​​​​​Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.
  • Ông Tư Sài Gòn, Đông về, lại nhớ đến… “cục gạch”
    Thế là được dịp, thằng Tang mới kể, trong chương trình Quán Thanh Xuân gì đó của Đài VTV ngoài Bắc, có “giao lưu, gặp gỡ” một số người nổi tiếng, nói chuyện về đề tài mùa Đông, trong đó có bà nhà văn Đỗ Bích Thúy này. Bả kể hồi nhỏ, những buổi tối mùa Đông ở Hà Giang, trời rét lắm, nên bố bả lúc nào cũng nướng ba cục gạch trên bếp trong hai tiếng đồng hồ. Bố bà Thúy bảo đó là kiểu chống rét của bác Hồ hồi ổng còn ở chiến khu (!?).  Bà Thúy nói ba cục gạch đó được nhét vào nhiều lớp bao tải, quần áo cũ, rồi nhét dưới lớp chăn bông cho bố mẹ bả một cục, hai anh trai của bả chung một cục, còn bả được riêng một cục. Bả nói gia đình bả không thể đi qua những mùa Đông nếu không có những cục gạch hồng của bố bả.
  •  Nguyễn Hữu Huấn, ...TIẾC NGƯỜI RA ĐI
    NHà văn Đào Vũ Anh Hùng tên thật là Đào Bá Hùng, sinh ngày 5 tháng 3 năm 1943 tại Hà Nội, viết văn từ năm 1960, viết thường xuyên cho các báo như Ngày Nay, báo Sống, báo Sóng Thần, báo Lý Tưởng của Không Quân/VNCH… với bút danh Đào Vũ Anh Hùng. Anh gia nhập Không quân khóa 65A, bay trực thăng phi đoàn 215 (Thần Tượng/Nha Trang), có thời gian làm huấn luyện viên hoa tiêu trực thăng và sau đó là phi đoàn 245 (Lôi Bằng/Biên Hòa) cho đến ngày mất nước, cấp bậc cuối cùng Thiếu Tá, phi đoàn phó rồi quyền phi đoàn trưởng. Sau năm 1975, gia đình anh chọn Dallas/Texas làm quê hương mới, chưa một lần trở về quê hương bỏ lại.
  • Phạm Tín An Ninh: Đôi Mắt Mùa Xuân
    Nếu không nhờ đôi mắt ấy có lẽ tôi không bao giờ nhận ra vợ chồng người bạn trẻ, từng là ân nhân đã giúp tôi giữ được mạng sống của nhiều đồng đội và của cả chính mình, thời tôi còn lăn lộn trên chiến trường, khi lằn ranh sống chết nhiều khi còn mỏng hơn sợi tóc.
  • Trúc Giang MN: NGUYỄN CAO KỲ VÀ DƯƠNG VĂN MINH bao che cho Việt Cộng Nằm Vùng ?
    Nguyễn Cao Kỳ và Dương Văn Minh đã từng bao che, giúp đỡ, chứa chấp, cung cấp phương tiện và vũ khí, cho Việt Cộng nằm vùng để đánh phá hậu phương Việt Nam Cộng Hoà. Hai ông tướng nầy có trách nhiệm trong việc đưa đồng bào miền Nam VN vào chế độ độc tài tàn bạo của Chủ Nghĩa Cộng Sản.
  • Trần Thị Nguyệt Mai, Đọc “Tháng Ngày Qua” Hồi ức của Bà NGUYỄN TƯỜNG NHUNG, phu nhân của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng,
    Tác giả là trưởng nữ của Nhà văn Thạch Lam và cũng là phu nhân của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những vị tướng lãnh xuất sắc và trong sạch của Quân Lực VNCH. Cuốn sách hé mở cho chúng ta rõ hơn không chỉ về thân thế của hai gia đình rất nổi tiếng - Thạch Lam và Ngô Quang Trưởng - mà còn như một cuốn phim quay lại hình ảnh xã hội thời kỳ chiến tranh Việt Pháp và chiến tranh Việt Nam cận đại, hiển hiện nỗi khổ đau tận cùng khi mất mát cả tài sản lẫn những người thân yêu nhất trong đời, nỗi lo âu của người vợ lính khi chồng ra chiến trận và phút giây lãng mạn hạnh phúc khi chinh nhân trở về... Những ngày Tết Mậu Thân 1968 kinh hoàng thảm thương ở Huế cũng được ghi lại một cách sống động.
  • Nguyễn Đức Cung: Về Một TRƯỜNG HỢP PHÂN HÓA Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam
    Sinh hoạt trong một tổ chức chính trị, người ta không thể không đối diện với hiện tượng phân hoá trong các chính đảng trước đây con gọi là “hội kín” để từ đó rút ra những bài học, những kinh nghiệm quý báu cho đường lối hành đông của mình. Sự phân hóa nói chung là một hiện tượng thường thấy, không cứ trong lãnh vực nào, thí dụ ngay cả trong các tôn giáo chẳng hạn, và cũng đem lại nhiều đau khổ, mất mát cho con người hay các thành viên  trong tổ chức, qua các hoạt động đấu tranh thấy được ở nhiều lãnh vực sinh hoạt kể cả văn hóa, xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên nhiều khi bên trong sự kiện phân hóa cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy những thành phần lãnh đạo tìm cách biến cải khuôn mặt đoàn thể, lề lối làm việc để nhờ đó mà phát huy được khả năng làm việc của cán bo và sức mạnh của tổ chức, đáp ứng được trước các thử thách của tình thế.
  • Trúc Giang MN, Lăng Ông Bà Chiểu và “Mả Ngụy”
    Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở.Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của ông, nhưng những thế hệ sau tin tưởng rằng lăng mộ của một vị thần hiển linh, đề cầu an và cầu phước.Sau lễ, họ hái lộc đầu xuân khiến cho cây cối chung quanh bị chặt cành, bẻ lá do những người tham lam cho rằng cành lớn và dài thì có nhiều lộc.
  • Hoàng Long Hải, TẾT RỪNG
    Phải nói  là “tết tù”. Thế tại sao không nói hẳn là tết tù mà nói lòng vòng qua hai chữ “tết rừng”.Chuyện cũng có nguyên do của nó. Tết tù thì quá nhiều. Sau 30 tháng Tư, Thọ - Duẫn cho cả triệu người miền Nam vô tù, nên có cả triệu cảnh tết tù: Tù “Cải Tạo”, tù”Phục Quốc”, tù “Phản Động”: - Phản Động Chính Trị-, Phản động Tôn giáo, Phản động “Cách Mạng”, tù “Vượt biên”... Vậy nên có quá nhiều tết tù, nên tôi phải gọi là “Tết rừng” cho nó lạ một chút, gợi trí tò mò của người đọc, chớ viết ra không ai đọc, không ai thèm đọc thì cũng buồn. Gì chớ thơ văn bây giờ “lạm phát phi mã”, in ra không ai mua, post lên mạng không ai đọc. “Văn chương hạ giớ rẻ như bèo” Từ tiền bán thế kỷ 20, Tản Đà đã nói vậy rồi.
  • Phan Lạc Phúc: NGÀY GIỖ   
      Lời Diễn Đàn: Tất cả nhữngnhân vât trong bài viết này đều đãra người thiên cổ: nhà báo LôRăng Phan Lạc Phúc, nhà báo Vũ Đức Vinh và Thượng tọa Thích Thanh Long, “nhà sư” trong bài viết này. Chúng tôi xin đăng tải lại như một nén hương thắp trong những ngày cuối năm để tưởng niệm những ‘tinh hoa” của Việt Nam một thời chỉ vì chính sách trả thù nông cạn của đảng cộng sản Việt Nam đã để lại một mối hận trong lòng dân tộc Việt chưa biết  đến bao giờ mới nguôi…
Đức Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88
Theo Đức Hồng y Kevin Farrell, chánh VP của tòa thánh thì Giáo hoàng Francis, 88 tuổi, qua đời vào ngày 21 tháng 4 vì đột quỵ não và suy tim mạch. Vào tháng 2 năm nay, sau khi bị viêm phế quản, ngài đã nhập viện tại thành phố Rome với nhiều biến chuyển phức tạp tiếp theo, theo các viên chức Vatican. Trong những năm gần đây, sức khỏe ngài suy giảm đáng kể, ngài đã bị nhiễm trùng đường hô hấp, đã phải phẫu thuật đại tràng và bụng, khả năng vận động ngày càng giảm, nhiều lúc ngài phải sử dụng gậy và ngồi xe lăn.Phớt lờ lệnh của bác sĩ là phải dưỡng bệnh trong hai tháng và tránh đám đông, ngài tiếp tục nhiệm vụ của mình, xuất hiện trước công chúng và tổ chức các buổi tiếp kiến ​​trước và trong lễ Phục sinh. Vào Chủ Nhật 20 tháng 4, một ngày trước khi qua đời, ngài đã gặp riêng Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance và sau đó di hành qua đám đông 35.000 tín đồ tại Quảng trường Thánh Peter trên xe của giáo hoàng.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top